Từ việc được sử dụng rộng rãi cho tới sự cấm đoán – các quốc gia châu Á đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cộng đồng quốc tế. Cần sa được hợp pháp hóa và được sử dụng trong nền y học truyền thống tại phần lớn các quốc gia cho đến những năm 1930. Hoa Kỳ là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong sự ảnh hưởng đến nền công nghiệp cần sa với những lệnh cấm vào những năm 1960 và 1970, nhưng khi thái độ của Hoa Kỳ hiện đã thay đổi, châu Á cần phải bắt kịp nếu không sẽ có nguy cơ lạc nhịp với cộng đồng quốc tế.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ – cấp bằng sáng chế cho các giống lai mới được xem là một phương thức kinh doanh tiềm năng ở các nước phương Tây, nhưng ở châu Á, việc này hầu như bị ngăn cấm. Mặc dù việc này có thể không đúng với các thị trường cần sa phát triển, nhưng việc bảo vệ loài thực vật này ở châu Á là chìa khóa quan trọng để ngăn chặn chủ nghĩa thực dân mới trong nền công nghiệp này.

Có thái độ cởi mở hơn đối với việc hợp pháp hóa – một số quốc gia châu Á có truyền thống giữ quan điểm không khoan nhượng đối với việc sử dụng cần sa. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc, các quốc gia như Myanmar đang ngày càng rút ngắn khoảng cách với các quốc gia như New Zealand trong việc xem việc sử dụng cần sa là một vấn đề sức khỏe cộng đồng hơn là một vấn đề đòi hỏi sự tham gia của hệ thống tư pháp. Việc làm dịu thái độ này có thể giúp khu vực châu Á cởi mở hơn trong quá trình hợp pháp hóa cần sa y tế trong trung và dài hạn.

Các bộ luật mới có thể mở ra một nền kinh tế mới đối với châu Á – Số lượng các ứng dụng của cần sa trong y tế đang tăng lên một cách toàn cầu và vào đầu năm 2019, WHO đã đề xuất rằng cần sa nên được phân loại lại theo luật quốc tế. 

Tầm quan trọng của cây gai dầu – Trung Quốc là quốc gia sản xuất gai dầu lớn nhất thế giới và số lượng cây trồng của nước này chiếm gần một nửa thị trường gai dầu hợp pháp trên toàn cầu. Trồng gai dầu cũng được xem là hoạt động hợp pháp tại Ấn Độ. Lo sợ về chất độc hạt nhân do hậu quả của vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân Fukushima vào năm 2011 tại Nhật Bản, Hàn Quốc đã quan tâm đến hạt gai dầu để thay thế cho protein từ cá sau khi người dân nước này trở nên dè chừng hơn trong việc ăn cá. Không nói về thị trường cần sa dược phẩm hay giải trí, gai dầu có thể là một phương diện mà châu Á có thể dẫn đầu thế giới trong ngắn hạn.

Bảo vệ bằng sáng chế – Tiềm năng to lớn đối với hàng loạt các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở châu Á trong các lĩnh vực bảo hộ bằng sáng chế. Theo dữ liệu từ Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Trung Quốc hiện đang nắm giữ 309 trong số 606 bằng sáng chế quốc tế liên quan đến cần sa, bao gồm cả các phương pháp quản lý và bảo quản chất này.

Công cuộc hợp pháp hóa cần sa ở châu Á

Cần sa y tế đã trở nên rất phổ biến ở nhiều quốc gia phương Tây, tuy nhiên, nó vẫn bị “che dấu” bởi sự kỳ thị ở nhiều quốc gia châu Á. Mọi hành vi tiêu thụ hoặc buôn bán cần sa thường bị xử lý rất nghiêm.

Thậm chí tại Singapore, việc tàng trữ hoặc tiêu thụ cần sa có thể bị phạt tù tối đa 10 năm với số tiền phạt lên đến 20.000 USD. Việc tàng trữ hoặc tiêu thụ một lượng lớn hơn 500 gam đều có thể dẫn đến án tử hình – điều này hoàn toàn trái ngược với ở Hoa Kỳ và Canada, nơi mà cần sa được hợp pháp hóa ở nhiều tiểu bang, và trong trường hợp của Canada là trên cả nước.

Thái Lan

Thái Lan có lịch sử lâu đời với những ứng dụng từ cần sa, lần đầu tiên được biết đến nhờ những người di cư và thương nhân từ Ấn Độ, do đó thuật ngữ “ganja” được sử dụng cho cần sa là giống nhau ở cả hai quốc gia. Thái Lan đã sử dụng cần sa để điều chế thuốc trong nhiều thế kỷ cho đến khi nó bị hình sự hóa vào năm 1934 theo Đạo Luật Cần Sa.

Thời gian dần trôi, thế giới dần thay đổi. Thái Lan, một quốc gia đông dân thứ 11 tại châu Á, đã tiến lên dẫn đầu bảng xếp hạng. Thường được xem là một quốc gia tiên phong trong nhóm, Thái Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Á hợp pháp hóa cần sa để sử dụng trong y tế vào năm 2019. Mặc dù nhận thấy vẫn có những dấu hiệu phạm tội liên quan đến cần sa với mục đích giải trí, chính phủ Thái Lan vẫn khuyến khích cộng đồng nhà nông của mình tiếp tục canh tác và kêu gọi các bệnh viện ủng hộ việc sử dụng nó như một phương pháp điều trị. Dự kiến ngành công nghiệp cần sa đang phát triển một cách mạnh mẽ của Thái Lan sẽ tăng thêm 660 triệu USD vào năm 2024. Hiện tại, Thái Lan chỉ cho phép sở hữu hoặc buôn bán cần sa khi đã có được sự chấp thuận và các chứng nhận hợp pháp cần thiết.

Singapore

Tương tự như Thái Lan, cần sa lần đầu tiên được đưa vào Singapore bởi những người nhập cư từ Ấn Độ. Kể từ năm 1970, Singapore đã duy trì cách tiếp cận nghiêm ngặt đối với cần sa và chính sách không khoan nhượng đối với ma túy. Tuy nhiên, vào năm 2018, Singapore đã công bố một nền kinh tế mang tính cách mạng lấy sinh học làm nền tảng, trị giá khoảng 25 triệu SGD (~17,9 triệu USD), bao gồm những nghiên cứu và phát triển các hợp chất có nguồn gốc từ cần sa. Mặc dù vậy, việc tàng trữ và sử dụng cần sa tại Singapore vẫn bị phạt rất nặng.

Israel

Israel là một trong những quốc gia cởi mở hơn khi nhắc đến việc sử dụng cần sa tại các quốc gia châu Á và các nước khác trên thế giới. Trên thực tế, việc hợp pháp hóa cần sa y tế đã diễn ra tại đây từ rất lâu, từ những năm 1990. Vào tháng 6 năm 2020, bộ luật mới đã cho phép việc sở hữu cần sa lên đến 50 gam, khiến cho nước này trở thành một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Á hợp pháp hóa cần sa.

Ấn Độ

Tại Ấn Độ cổ đại, cần sa được xem là một trong năm loại thực vật thiêng liêng nhất, nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ tôn giáo trong nhiều thiên niên kỷ. Tuy nhiên, ngày nay nó vẫn nằm trong danh sách cấm của quốc gia, ngoại trừ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, y học và được sử dụng bởi những cơ sở được chính phủ cấp phép. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng tăng của cần sa, Ấn Độ đang tiếp cận với những làn gió mới trong nền công nghiệp này.

Trung Quốc

Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm lĩnh thị trường CBD có nguồn gốc từ cây gai dầu vào năm 2024. Các nhà đầu tư và nhà sản xuất trong và ngoài nước đã và đang định vị doanh nghiệp để tận dụng ngành công nghiệp cần sa đang phát triển của quốc gia và kỳ vọng về sự tự do về các chính sách và thái độ với cần sa cũng sẽ được duy trì tại quốc gia này.

Trung Quốc cũng đang nghiên cứu tiềm năng của các giống gai dầu có hàm lượng CBD cao. Học viện Khoa học Nông nghiệp Vân Nam đã và đang thúc đẩy việc canh tác gai dầu để làm dược phẩm và đã phát triển ra được hàng loạt các giống mới với mục tiêu tối đa hóa sản lượng và hàm lượng CBD. Ngày càng có nhiều nhà nông canh tác gai dầu để chiết xuất CBD, và số lượng giống cây với hàm lượng CBD cao ngày càng tiếp tục gia tăng, cho thấy Trung Quốc rất có hứng thú với lĩnh vực này.

Các quốc gia khác

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đã dự đoán rằng sẽ có nhiều quốc gia châu Á khác sớm đi theo con đường của Thái Lan và bắt đầu hợp pháp hóa loại thực vật này. Chẳng hạn, Hàn Quốc cũng đã nới lỏng luật pháp và cho phép cần sa y tế ở liều lượng không gây ảo giác vào năm 2019. Tuy nhiên, việc chấp nhận rộng rãi và dễ dàng trong việc sử dụng cần sa y tế sẽ còn cần một khoảng thời gian khá dài vì có những quy định cực kỳ nghiêm ngặt với quy trình cấp phép.

Đối với các quốc gia châu Á khác thì sao? Đó chỉ là vấn đề về thời gian. Theo THC Global Group, họ đã đàm phán với chính phủ Malaysia vào năm 2019 và có động thái thâm nhập vào nhiều thị trường hơn đối với dòng hóa dược phẩm từ cần sa. Các quan chức hàng đầu tại Malaysia cũng nói rằng họ sẽ sớm thực hiện thủ tục hợp pháp hóa đối với việc sở hữu cần sa với số lượng nhỏ tuy nhiên vẫn chưa công bố rõ thời điểm. Mặc dù xảy ra cuộc chiến chống ma túy khốc liệt gần đây, Philippines cũng đã đề xuất một dự luật cho phép sử dụng cần sa trong y tế do các bác sĩ đủ tiêu chuẩn kê đơn.

Nhu cầu về cần sa ở châu Á – nó có được chấp nhận về mặt văn hóa không?

Bỏ qua về các quy định, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh kỳ thị loài thực vật này. Thật đáng buồn khi nói rằng chủ đề này vẫn rất cấm kỵ và những người sử dụng cần sa thường bị nhìn nhận một cách tiêu cực. Quan điểm này được liên kết chặt chẽ với tôn giáo và văn hóa hiện hành của họ.

Với việc sử dụng ngày càng rộng rãi các phương tiện truyền thông xã hội và tiếp cận với nền văn hóa phương Tây, các thanh thiếu niên đang dần tiếp xúc với một câu chuyện khác về cần sa. Kết hợp với xu hướng có dân số già và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, châu Á chắc chắn sẽ trở thành điểm sáng trong tương lai đối với ngành công nghiệp này. Theo Prohibition Partners ước tính, một công ty tư vấn về ngành công nghiệp cần sa, thị trường cần sa y tế, dược liệu tại châu Á có thể đạt được đến 5,8 tỷ USD vào năm 2024.

“Ở các thị trường phương Tây, cần gia giải trí được cho là mang đến nhiều lợi nhuận hơn cần sa y tế trong các báo cáo về thị trường này, nhưng ở châu Á thì điều ngược lại có thể đúng. Nhật Bản hiện có dân số già nhất với 33,1% và điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng chưa từng có trong chi phí chăm sóc sức khỏe dài hạn”.

Những doanh nghiệp trong nền công nghiệp cần sa thì thế nào?

Bỏ qua mọi sự khó khăn, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tại châu Á đang có tham vọng với CBD và nền công nghiệp này và đang chờ thời điểm thích hợp để tấn công thị trường.

Altum là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu, phân phối và tiếp thị các sản phẩm cannabinoid trong khu vực, có trụ sở tại Hồng Kông và Perth. Gần đây, họ đã khai trương một cửa hàng đầu tiên với concept CBD làm chủ đạo của mình ngay gần trung tâm thương mại của Hồng Kông. Cửa hàng này có tên là “Found”. Thậm chí họ còn mở một quán cà phê với hàng loạt các sản phẩm mang đến sự tĩnh tâm trong thực đơn của mình, bao gồm từ trà cho đến bánh nướng.

Craft Pot, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Thái Lan, chuyên tạo ra các chậu vải có thể tái sử dụng nhắm đến thị trường người trồng tại nhà. Người sáng lập của Craft Pot cho biết: “Mặc dù chúng tôi chưa thể quảng bá sản phẩm của mình đến những người trồng tại gia, vì việc trồng tại nhà này vẫn chưa được xem là hợp pháp tại Thái Lan. Tuy nhiên, chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình để chuẩn bị cho một tương lai nở rộ sắp đến”.

Khoảnh khắc đó có thể đến sớm hơn chúng ta dự kiến. Thái Lan đang tăng cường nỗ lực trong việc hợp pháp hóa cần sa y tế một cách rộng rãi để sớm cho phép tất cả người trồng có thể trồng tối đa 6 cây cần sa tại nhà và bán lại cho chính phủ với mục đích y tế.

Một số doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tích cực nhất trong lĩnh vực này tại Trung Quốc gồm có:

  • Yunnan Industrial Cannabis Sativa Co. – sản xuất thực phẩm chức năng nâng cao hệ miễn dịch
  • Zhang Hongq – hiện đang nghiên cứu một phương thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • Dongguan Deheng Beverage & Food Co., Ltd – sản xuất thức uống có chứa protein thực vật
  • Harbin Pharmaceutical Co., Ltd – sản xuất thức uống hỗ trợ chức năng tiêu hóa
  • Cannaclear and Hanyi Biotechnology (Beijing) Co., Ltd – sản xuất sản phẩm chăm sóc da điều trị mụn
  • Hanma Investment Group Co., Ltd (HMI Group) – sản xuất quần áo và đồ chơi cho trẻ, với nguyên liệu từ gai dầu
  • Yunnan Hanmusen Ltd – một công ty công nghệ sinh học đặt tại tỉnh Vân Nam, chuyên sản xuất sợi và chiết xuất CBD
  • Beijing Hanyi Biotech Ltd  hợp tác mật thiết với các cơ quan chính phủ và các tổ chức nghiên cứu trong việc phát triển các sản phẩm CBD. Sản phẩm có chứa CBD đầu tiên của họ là thức uống năng lượng, có tên Sutiwa. Công ty có kế hoạch phát triển thêm nhiều thực phẩm có chứa CBD.

Kết luận

​​Mặc dù cần sa y tế đã bắt đầu được chấp nhận nhiều hơn ở các quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc và Israel, tuy nhiên việc sở hữu THC (hợp chấy gây hiệu ứng tâm lý và bị cấm được tìm thấy trong búp hoa của cây cần sa) vẫn có nguy cơ bị kết án tử hình tại Malaysia, Singapore, Trung Quốc và các mức phạt rất nghiêm khắc tại một số quốc gia khác. Thị trường cần sa hợp pháp được dự đoán có thể đạt đến 73,6 tỷ USD vào cuối năm 2027, tuy nhiên vẫn còn phải phụ thuộc vào thái độ tiếp nhận và tầm nhìn của nhiều quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, CBD sẽ là một sản phẩm tiềm năng và mang tính đột phá trong tương lai sắp tới ở khu vực này. 

Nguồn: Prohibition Partners

© 2021 HEMP.ASIA Wholesale® giữ bản quyền bài viết này.